Gà Kiến

Gà Kiến

Gà Kiến

Gà Kiến

Gà Kiến
Trang chủ / Gà Kiến

Gà Kiến


Gà kiến, một loại gà ta còn nhiều nét giống tổ tiên gà rừng đỏ và xám, nên nhỏ con, thiên về tự kiếm ăn, khoái đá nhau, càng góp phần làm cho chúng lâu lớn vì chai oắt, thịt lại ngon số một. Nhưng do sinh lợi ít, một thời không ai mặn nuôi.

Gà kiến háu đá cũng giống tổ tiên của nó đã đến với loài người ban sơ bằng cái vui chứ không phải cái ăn. Trong Súng, vi trùng và thép, Jared Diamond xếp gà vào “loại gia súc nhỏ, gia cầm và côn trùng” không có ích cho con người bằng ngựa hay bò.
Nhưng đến nay có thể ví thịt gà – nhờ vị hiền và sớ mịn – như một khung bố dầu trắng cực kỳ tiện cho một palét màu gia vị của hầu hết các bếp. Gà kiến là kết quả của hai dòng tổ tiên. Dòng gà rừng đỏ – làm cho bộ lông nó đến nay còn giữ được màu cánh kiến. Điều này được lý thuyết của Charles Darwin phát biểu và được phân tích AND gần đây xác định. Nhưng thịt vàng của chúng lại phải là do di truyền từ dòng gà rừng xám vùng Nam Ấn – chớ không phải do ăn bắp như lý thuyết của nhiều nhà ẩm thực phát biểu.
Gà kiến được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung. Vài năm gần đây, cuộc săn đuổi về chất bắt đầu, những vùng quê nghèo còn sót gà kiến bắt đầu gầy đàn. Và chúng lại cứu vãn cái ngon của gà ta – mặc dầu Thái Lan được cho là cái nôi của loại “gà ta” này nhiều hơn nhưng cũng may là nước này phát triển công nghiệp chăn nuôi gà sớm, vinh dự “gà ta” còn lại cho ta!

Gà kiến, một loại gà ta còn nhiều nét giống tổ tiên gà rừng đỏ và xám, nên nhỏ con, thiên về tự kiếm ăn, khoái đá nhau, càng góp phần làm cho chúng lâu lớn vì chai oắt, thịt lại ngon số một. Nhưng do sinh lợi ít, một thời không ai mặn nuôi.Gà kiến háu đá cũng giống tổ tiên của nó đã đến với loài người ban sơ bằng cái vui chứ không phải cái ăn. Trong Súng, vi trùng và thép, Jared Diamond xếp gà vào “loại gia súc nhỏ, gia cầm và côn trùng” không có ích cho con người bằng ngựa hay bò.Nhưng đến nay có thể ví thịt gà – nhờ vị hiền và sớ mịn – như một khung bố dầu trắng cực kỳ tiện cho một palét màu gia vị của hầu hết các bếp. Gà kiến là kết quả của hai dòng tổ tiên. Dòng gà rừng đỏ – làm cho bộ lông nó đến nay còn giữ được màu cánh kiến. Điều này được lý thuyết của Charles Darwin phát biểu và được phân tích AND gần đây xác định. Nhưng thịt vàng của chúng lại phải là do di truyền từ dòng gà rừng xám vùng Nam Ấn – chớ không phải do ăn bắp như lý thuyết của nhiều nhà ẩm thực phát biểu.Gà kiến được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung. Vài năm gần đây, cuộc săn đuổi về chất bắt đầu, những vùng quê nghèo còn sót gà kiến bắt đầu gầy đàn. Và chúng lại cứu vãn cái ngon của gà ta – mặc dầu Thái Lan được cho là cái nôi của loại “gà ta” này nhiều hơn nhưng cũng may là nước này phát triển công nghiệp chăn nuôi gà sớm, vinh dự “gà ta” còn lại cho ta!